• http://phongkhamnguyentrai.com/
  • Khám bệnh từ 8h-20h tất cả các ngày (không nghỉ)
  • http://phongkhamnguyentrai.com/
  • 028 3923 9999
  • http://phongkhamnguyentrai.com/

[TPHCM] Ăn gì để điều hòa kinh nguyệt? Mùa dâu không lo đau bụng

“Mùa dâu” đối với một số chị em nó không màu hồng như cái tên của nó. Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe chị em. Tệ nhất nó còn gây vô sinh, hiếm muộn, khó có em bé,...vậy ăn gì để điều hòa kinh nguyệt hay còn cách nào khác không? Cùng tìm hiểu xem nhé!

 

Bạn đã biết rối loạn kinh nguyệt là gì chưa?

 

Trước khi trả lời câu hỏi ăn gì để điều hòa kinh nguyệt bạn phải biết rối loạn kinh nguyệt là gì đã nhé! Rối loạn kinh nguyệt luôn khiến chị em chúng ta đau đầu không thôi. Nó là tình trạng bong lớp niêm mạc tử cung ở chu kỳ do quá trình rối loạn nội tiết gây ra. Khi đó chị em sẽ bị chảy máu từ buồng tử cung ra phía ngoài âm đạo.

 

Ăn gì để điều hòa kinh nguyệt?

 

Biểu hiện chị em đang bị rối loạn:

  • Kinh nguyệt thất thường lúc ngắn lúc dài

  • Đến sớm hoặc trễ

  • Ra thật nhiều hoặc ra thật ít

Tuyệt đối không thể chủ quan khi bị rối loạn kinh nguyệt bởi vì nó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản rất nhiều.

Dấu hiệu nhận biết

 

Dễ nhận biết lắm, chị em chỉ cần để ý có những biểu hiện sau là biết liền:

  • Vòng kinh dài (kinh thưa) > 35 ngày

  • Vòng kinh ngắn (kinh mau) < 22 ngày

  • Máu kinh ra quá nhiều (băng kinh) > 80ml/kỳ (trường hợp bạn phải thay băng vệ sinh nhiều lần hơn so với bình thường chứng tỏ máu kinh ra nhiều)

  • Máu kinh ra quá ít < 30ml

  • Số ngày hành kinh dài  (rong kinh) > 7 ngày

  • Số ngày hành kinh ngắn (thiểu kinh) < 2 ngày

  • Chảy máu bất thường giữa chu kỳ

  • Màu máu kinh thay đổi (đen hoặc hồng, thể lỏng như nước hay có lẫn máu đông)

  • Các triệu chứng khác: đau bụng kinh dữ dội (thống kinh), tụt huyết áp, táo bón, căng thẳng…

 

Ăn gì để điều hòa kinh nguyệt? Dấu hiệu nhận biết

 

Ăn gì để điều hòa kinh nguyệt?

 

Gừng

Gừng số 2 thì không ai số 1 nó có tính ấm, chứa nhiều vitamin C và Magie, tác dụng giảm đau, giúp tăng co bóp của tử cung làm bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt dễ dàng hơn, từ đó giúp điều hòa kinh nguyệt. Sử dụng hàng ngày sẽ thấy hiệu quả.

Nghệ tươi

Tác dụng chính của nghệ tươi là điều hòa các hormone cơ thể, chống co thắt, chống viêm hiệu quả từ đó giúp giảm đau, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra nghệ còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm đau dạ dày,... ăn uống ngon miệng trong những ngày đau bụng kinh còn gì bằng. Nấu nghệ lên uống là tốt nhất.

Đu đủ xanh

Caroten chứa trong đu đủ là thành phần tham gia vào việc kích thích tăng tiết và điều hòa estrogen trong cơ thể, dó đó làm chu kỳ kinh nguyệt đều hơn. Tử cung co bóp nhiều mạnh giúp kinh nguyệt điều độ hơn. Ép nước để uống lưu ý chỉ uống trước thời gian hành kinh.

Dứa

Enzym bromelain có trong dứa làm bong tróc các tế bào ở thành tử cung dễ dàng hơn trong chu kỳ kinh nguyệt có tác dụng giảm đau và kinh điều hơn. Ngoài ra dứa gia tăng số lượng hồng cầu và bạch cầu trong cơ thể giúp hồi phục hơn sau khi hành kinh.

 

Ăn gì để điều hòa kinh nguyệt? Thực phẩm bổ dưỡng

 

Rau mùi tây

Công dụng chính của nó là giúp lưu thông máu vùng tiểu khung, tử cung. Lớp niêm mạc tử cung nhanh chóng hồi phục sau kinh nguyệt và giảm đau. Vì vậy nó điều hòa kinh nguyệt rất tốt.

Đường thốt nốt

Nó chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là sắt một khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu, sử dụng đường thốt nốt giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, do đó giúp điều hòa kinh nguyệt ở những người bị thiếu máu.

Nha đam

Giúp điều hòa các hormone tham gia vào chu kỳ kinh nguyệt. Cách dùng của nó rất nhiều bạn có thể nấu nó lên uống kèm hoặc cắt hột lựu ăn kèm sữa chua.

Mướp đắng

Chứa nhiều vitamin B1,B2,B3, C và các khoáng chất như sắt, photpho. Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một trong những thực phẩm tốt nhất để điều hòa kinh nguyệt. Nên uống 1 đến 2 ly nước ép mướp đắng một ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

 

Hy vọng bài viết ăn gì để điều hòa kinh nguyệt sẽ giúp ích cho các chị em trong “mùa dâu” nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Phòng khám Nguyễn Trãi nếu cảm thấy hay và bổ ích hãy chia sẻ nhé!

Lưu ý: Hiệu quả việc điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người